Khắc phục một số phiền toái khi lướt Web
Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011
|
Thủ thuật máy tính và internet
Internet rất hữu ích và thú vị, nhưng cũng đầy rẫy những điều khó chịu. Sau đây là 10 nỗi khó chịu bạn có thể gặp phải khi lướt web và cách xử lý chúng để có một trải nghiệm tốt hơn.
1. Quá nhiều quảng cáo
Quảng cáo là một trong những điều gây khó chịu nhất khi lướt web. Không phải vì chúng không có ích nhưng vấn đề chúng xuất hiện quá nhiều và chúng thường xuyên xâm nhập màn hình một cách bừa bãi. May mắn là, chặn chúng cũng dễ.
Chỉ cần chọn một bản copy phần mềm chặn quảng cáo cho các trình duyệt Chrome, Firefox, Safari, và thậm chí Internet Explorer.
2. Flash
Giống như quảng cáo, Flash có thể không tệ đến thế nếu nó được sử dụng một cách hợp lý. Hoặc nếu nó không trở nên nhức mắt quá. Hoặc nếu nó không chiếm lĩnh CPU nhiều. Tuy nhiên, bạn vẫn có vài cách để “điều trị” Flash.
Nếu muốn tìm một giải pháp đặc trị cho trình duyệt, có thể dùng FlashBlock với Firefox, Chrome, Opera hoặc Safari. Ngoài ra, với Mac OS X, bạn có thể dùng FlashFrozen; hoặc dùng ClickToFlash cho trình duyệt Safari trên Mac OS X, và bạn sẽ phải click để tải bất cứ bộ phim có nhúng Flash trên trang web.
3. Cứ phải đăng nhập
Hầu hết trình duyệt thường lưu mật khẩu cho bạn và giúp bạn đăng nhập tự động khi vào một website cần đăng ký nào đó, nhưng điều đó chỉ hữu ích khi bạn dùng duy nhất một trình duyệt web. Và dù bạn dùng cùng một trình duyệt web nhưng vấn đề vẫn thường nảy sinh khi bạn lướt web trên các thiết bị di động.
Và cũng rất rắc rối nếu bạn quyết định chuyển qua dùng các trình duyệt khác. Sử dụng một dịch vụ mật khẩu có thể “chiến” trên tất cả mọi thứ - trên máy tính để bàn đến điện thoại, máy tính bảng – sẽ xua tan nỗi khó chịu này. LastPass (lastpass.com) là một sự lựa chọn.
4. Đăng ký tài khoản mới
Đôi khi bạn muốn thử một dịch vụ web nào đó mà không phải trải qua quá trình đăng ký trực tuyến. Đôi khi bạn chỉ cần dùng dịch vụ đó nhanh và không sử dụng lại tài khoản đó nữa. Dù bất kỳ lý do gì, đăng ký cũng có nghĩa là bạn phải khai báo thông tin cá nhân và không phải lúc nào bạn cũng muốn làm điều đó.
May mắn là có những cơ sở dữ liệu người dùng và mật khẩu “công cộng” và bạn có thể mượn tạm để dùng. Hãy vào BugMeNot (bugmenot.com) để tìm kiếm một username và password và dùng tạm.
5. Những website thiết kế xấu xí
Không phải tất cả website đều có giao diện người dùng đơn giản và thân thiện, nhiều web thậm chí còn rất xấu. Nếu bạn muốn cải thiện một website cụ thể nào đó, bạn có thể làm với Userstyles. Về cơ bản, chúng bỏ qua CSS (Cascading Style Sheet - một loại ngôn ngữ dàn trang, định kiểu cho các thành phần của trang Web) để làm cho các website có hình dáng khác đi.
Ngoài ra, cũng có những add-on giúp cải thiện nỗi khó chịu này. Chẳng hạn, bạn có thể thay đổi trang YouTube (với các add-on trên trình duyệt Firefox và Chrome), Facebook (với hầu hết các trình duyệt), Twitter (sử dụng Greasemonkey) và Gmail (khi dùng add-on trên Firefox và Chrome).
6. Quá nhiều tài khoản mạng xã hội
Mọi người đang sử dụng mạng xã hội, và rất nhiều trường hợp sử dụng không chỉ một mạng và nhiều mạng. Điều tốt là có nhiều ứng dụng web thời thượng. Điều xấu là bạn sẽ phải kiểm soát tất cả những ứng dụng web này. Và vì thế, hiện có một số công cụ giúp bạn kiểm soát các tài khoản mạng xã hội khác nhau, chẳng hạn như FellowUp, Nutshell Mail…
7. Những kết quả tìm kiếm ngớ ngẩn
Nhiều website có lựa chọn tìm kiếm không hiệu quả. Hầu hết chúng ta đều cảm thấy rằng ngay cả Google không phải lúc nào cũng đưa lại những kết quả tốt. Tất nhiên, bạn có thể học một vài thủ thuật giúp tạo ra những lệnh tìm kiếm Google tốt hơn.
Bạn cũng có thể thử một số công cụ tìm kiếm khá nhau nếu muốn thay thế Google. Không phải lúc nào cũng tìm ra cái bạn cần, nhưng một vài thủ thuật và mở rộng sự lựa chọn có thể mang lại kết quả tốt.
8. Những bài viết đánh giá (review) giả mạo
Khi mua sắm trực tuyến, những lời nhận xét của mọi người có thể rất hữu ích, giúp bạn đưa ra quyết định tốt. Nhưng chúng cũng có thể là những lời nhận xét giả mạo và khiến bạn mất phương hướng. Làm thế nào để nhận biết chúng?
Thông thường, những kẻ “kêu to” nhất là những kẻ đưa ra những lời nhận xét chung chung, ngắn ngủn, chỉ nói về các tính năng sản phẩm mà không nói những điểm được, chưa được của sản phẩm. Tên người dùng (username) của những nhận xét này thường giống giống nhau. Trong khi chưa cho một thủ thuật kỳ diệu nào giúp dễ dàng tìm ra những lời nhận xét giả mạo, nếu bạn xem xét kỹ một chút cũng có thể nhận ra chúng đấy.
9. Chờ đợi tải file từ các dịch vụ chia sẻ
Nếu bạn đã từng vào MegaUpload hay RapidShare, bạn sẽ thấy rằng tải một file, tài liệu quý giá từ bất kỳ website nào cũng thường yêu cầu bạn phải có một tài khoản trả tiền. Nếu không có tài khoản đó, bạn sẽ phải chịu đựng tốc độ tải chậm hơn và thời gian lâu khủng khiếp buộc bạn phải chờ đợi.
Các website làm điều này khiến bạn khó chịu và phải chi tiền cho họ. Trong khi không thể cải thiện tốc độ tải, bạn có thể xoa dịu sự chờ đợi với một ứng dụng mở rộng trên Firefox có tên là SkipScreen. Hoặc bạn có thể dùng tạm RapidShare Download Helper.
10. Những lời bình luận khiếm nhã
Internet có thể là nơi tuyệt vời để thảo luận, nhưng sẽ thật khó chịu khi có những câu bình luận trượt ra khỏi chủ đề, hoặc những câu nói mang ý khích bác, hiềm khích cá nhân. Chính vì thế, các trình duyệt cũng có một số thủ thuật, add-on giúp ngăn chặn những lối nói gây khó chịu này, chẳng hạn như CommentBlocker trên Firefox, hay Buzz Troll Remover trên Chrome…
1. Quá nhiều quảng cáo
Quảng cáo là một trong những điều gây khó chịu nhất khi lướt web. Không phải vì chúng không có ích nhưng vấn đề chúng xuất hiện quá nhiều và chúng thường xuyên xâm nhập màn hình một cách bừa bãi. May mắn là, chặn chúng cũng dễ.
Chỉ cần chọn một bản copy phần mềm chặn quảng cáo cho các trình duyệt Chrome, Firefox, Safari, và thậm chí Internet Explorer.
2. Flash
Giống như quảng cáo, Flash có thể không tệ đến thế nếu nó được sử dụng một cách hợp lý. Hoặc nếu nó không trở nên nhức mắt quá. Hoặc nếu nó không chiếm lĩnh CPU nhiều. Tuy nhiên, bạn vẫn có vài cách để “điều trị” Flash.
Nếu muốn tìm một giải pháp đặc trị cho trình duyệt, có thể dùng FlashBlock với Firefox, Chrome, Opera hoặc Safari. Ngoài ra, với Mac OS X, bạn có thể dùng FlashFrozen; hoặc dùng ClickToFlash cho trình duyệt Safari trên Mac OS X, và bạn sẽ phải click để tải bất cứ bộ phim có nhúng Flash trên trang web.
3. Cứ phải đăng nhập
Hầu hết trình duyệt thường lưu mật khẩu cho bạn và giúp bạn đăng nhập tự động khi vào một website cần đăng ký nào đó, nhưng điều đó chỉ hữu ích khi bạn dùng duy nhất một trình duyệt web. Và dù bạn dùng cùng một trình duyệt web nhưng vấn đề vẫn thường nảy sinh khi bạn lướt web trên các thiết bị di động.
Và cũng rất rắc rối nếu bạn quyết định chuyển qua dùng các trình duyệt khác. Sử dụng một dịch vụ mật khẩu có thể “chiến” trên tất cả mọi thứ - trên máy tính để bàn đến điện thoại, máy tính bảng – sẽ xua tan nỗi khó chịu này. LastPass (lastpass.com) là một sự lựa chọn.
4. Đăng ký tài khoản mới
Đôi khi bạn muốn thử một dịch vụ web nào đó mà không phải trải qua quá trình đăng ký trực tuyến. Đôi khi bạn chỉ cần dùng dịch vụ đó nhanh và không sử dụng lại tài khoản đó nữa. Dù bất kỳ lý do gì, đăng ký cũng có nghĩa là bạn phải khai báo thông tin cá nhân và không phải lúc nào bạn cũng muốn làm điều đó.
May mắn là có những cơ sở dữ liệu người dùng và mật khẩu “công cộng” và bạn có thể mượn tạm để dùng. Hãy vào BugMeNot (bugmenot.com) để tìm kiếm một username và password và dùng tạm.
5. Những website thiết kế xấu xí
Không phải tất cả website đều có giao diện người dùng đơn giản và thân thiện, nhiều web thậm chí còn rất xấu. Nếu bạn muốn cải thiện một website cụ thể nào đó, bạn có thể làm với Userstyles. Về cơ bản, chúng bỏ qua CSS (Cascading Style Sheet - một loại ngôn ngữ dàn trang, định kiểu cho các thành phần của trang Web) để làm cho các website có hình dáng khác đi.
Ngoài ra, cũng có những add-on giúp cải thiện nỗi khó chịu này. Chẳng hạn, bạn có thể thay đổi trang YouTube (với các add-on trên trình duyệt Firefox và Chrome), Facebook (với hầu hết các trình duyệt), Twitter (sử dụng Greasemonkey) và Gmail (khi dùng add-on trên Firefox và Chrome).
6. Quá nhiều tài khoản mạng xã hội
Mọi người đang sử dụng mạng xã hội, và rất nhiều trường hợp sử dụng không chỉ một mạng và nhiều mạng. Điều tốt là có nhiều ứng dụng web thời thượng. Điều xấu là bạn sẽ phải kiểm soát tất cả những ứng dụng web này. Và vì thế, hiện có một số công cụ giúp bạn kiểm soát các tài khoản mạng xã hội khác nhau, chẳng hạn như FellowUp, Nutshell Mail…
7. Những kết quả tìm kiếm ngớ ngẩn
Nhiều website có lựa chọn tìm kiếm không hiệu quả. Hầu hết chúng ta đều cảm thấy rằng ngay cả Google không phải lúc nào cũng đưa lại những kết quả tốt. Tất nhiên, bạn có thể học một vài thủ thuật giúp tạo ra những lệnh tìm kiếm Google tốt hơn.
Bạn cũng có thể thử một số công cụ tìm kiếm khá nhau nếu muốn thay thế Google. Không phải lúc nào cũng tìm ra cái bạn cần, nhưng một vài thủ thuật và mở rộng sự lựa chọn có thể mang lại kết quả tốt.
8. Những bài viết đánh giá (review) giả mạo
Khi mua sắm trực tuyến, những lời nhận xét của mọi người có thể rất hữu ích, giúp bạn đưa ra quyết định tốt. Nhưng chúng cũng có thể là những lời nhận xét giả mạo và khiến bạn mất phương hướng. Làm thế nào để nhận biết chúng?
Thông thường, những kẻ “kêu to” nhất là những kẻ đưa ra những lời nhận xét chung chung, ngắn ngủn, chỉ nói về các tính năng sản phẩm mà không nói những điểm được, chưa được của sản phẩm. Tên người dùng (username) của những nhận xét này thường giống giống nhau. Trong khi chưa cho một thủ thuật kỳ diệu nào giúp dễ dàng tìm ra những lời nhận xét giả mạo, nếu bạn xem xét kỹ một chút cũng có thể nhận ra chúng đấy.
9. Chờ đợi tải file từ các dịch vụ chia sẻ
Nếu bạn đã từng vào MegaUpload hay RapidShare, bạn sẽ thấy rằng tải một file, tài liệu quý giá từ bất kỳ website nào cũng thường yêu cầu bạn phải có một tài khoản trả tiền. Nếu không có tài khoản đó, bạn sẽ phải chịu đựng tốc độ tải chậm hơn và thời gian lâu khủng khiếp buộc bạn phải chờ đợi.
Các website làm điều này khiến bạn khó chịu và phải chi tiền cho họ. Trong khi không thể cải thiện tốc độ tải, bạn có thể xoa dịu sự chờ đợi với một ứng dụng mở rộng trên Firefox có tên là SkipScreen. Hoặc bạn có thể dùng tạm RapidShare Download Helper.
10. Những lời bình luận khiếm nhã
Internet có thể là nơi tuyệt vời để thảo luận, nhưng sẽ thật khó chịu khi có những câu bình luận trượt ra khỏi chủ đề, hoặc những câu nói mang ý khích bác, hiềm khích cá nhân. Chính vì thế, các trình duyệt cũng có một số thủ thuật, add-on giúp ngăn chặn những lối nói gây khó chịu này, chẳng hạn như CommentBlocker trên Firefox, hay Buzz Troll Remover trên Chrome…
Theo ITechPlus